137/48 Phan Anh, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM.
taihungthinhethylene@gmail.com
hỗ trợ khách hàng0909 892 496 - 0934.133.839
Giải pháp sử dụng mái che mưa trong khai thác mủ

Với mong muốn sử dụng mái che mưa lâu dài, tiết kiệmsử dụng mái che mưa lâu dài, tiết kiệm trong lúc khó khăn và đối phó với các trận mưa dầm dai dẳng, cán bộ kỹ thuật Nguyễn Văn Ninh đã nghĩ ra cách duy trì được mái che mưa sử dụng được trong nhiều năm thay vì chỉ sử dụng được 4 năm là phải thay mới.

Anh Dương Văn Định – CN tổ 2, NT Đăk Tờ Re gắn mái che phụ cho vườn cây.
Hình ảnh minh họa

Sử dụng lại được 80%

Đối với các khu vực có mùa mưa kéo dài, việc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác hàng năm có sự đóng góp rất lớn của mái che mưa, màng phủ chén. Tuy nhiên, bài toán làm thế nào để có thể sử dụng mái che lâu dài, tiết kiệm chi phí đầu tư trong điều kiện khó khăn hiện nay là điều có ý nghĩa quan trọng rất quan trọng. Trong công cuộc nghiên cứu của mình, cán bộ kỹ thuật Nguyễn Văn Ninh – NT Đăk Tờ Re thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đã suy nghĩ, tìm giải pháp khắc phục.

Thông thường, mái che mưa được bà con gắn trên miệng cạo, bôi keo để nước không thể chảy vào, giúp cho miệng cạo luôn khô ráo. Có như vậy, bà con mới có thể khai thác bình thường mà không sợ miệng cạo bị hư hoặc mắc một số bệnh do mặt cạo ướt. Nhưng sau 4 năm khai thác, bà con phải chuyển mặt cạo hoặc đổi sang mặt cạo khác nên buộc phải gỡ mái che mưa và gắn mái che vào miệng cạo mới.

Chia sẻ về ý tưởng đột phá của mình, anh Ninh cho biết: “Việc gỡ mái che mưa có bôi keo làm cho mái dễ bị rách, đồng thời sẽ phải bỏ đi 1/3 diện tích mái do có keo không thể sử dụng lại được nên rất khó có thể tái sử dụng hoàn toàn. Với mong muốn giữ trọn được mái che để sử dụng lại tôi đã nghĩ ra cách là dùng một mái phụ khoảng 1/3 diện tích mái chính gắn chồng lên mái chính (giống lợp ngói), tức không bôi keo lên mái chính mà bôi keo lên mái phụ để sau này gỡ mái chính ra vẫn có thể sử dụng lại được”.

Anh cũng cho biết, nếu áp dụng phương pháp tạo mái phụ, sau 4 năm sử dụng, khi gỡ mái che ra mức độ hư hại rất hạn chế, chỉ bị rách ở những vùng bấm gim, chỉ khi bà con thao tác do sơ ý mới bị rách. Nhờ vậy, có thể tiếp tục sử dụng được và tỷ lệ dùng lại đạt 80% trở lên”.

Ngoài ra, việc xây dựng mái che phụ còn giúp cải thiện được cải thiện rõ rệt. Lúc trước, nếu làm không kỹ thì nước mưa vẫn có thể chảy vào mặt cạo, nay có lớp phụ che ở phía trên lại càng an toàn hơn”.

Sẽ áp dụng rộng rãi phương pháp này đến tay bà con

Tác giả sáng kiến Nguyễn Văn Ninh, chia sẻ, một mái che có bề rộng 30 cm, chiều dài 1,2 m, trong điều kiện bình thường, sử dụng được 4 năm. Khi thay mặt cạo thì phải trang bị lại, lúc gỡ ra, mái sẽ bị rách và sử dụng lại được rất ít do đó công ty phải cấp mới hoàn toàn. Nhưng nếu có mái phụ, lúc gỡ ra mái chính sẽ không bị hư hỏng và có thể sử dụng lại như mới.

“Hiện nay, mỗi cái mái che giá khoảng 3.000 đồng, một phần CN cạo 300 cây (1 ha) thì tốn khoảng 900.000 đồng, cho 4 năm khai thác mặt cạo S/2. 4 năm sau khi chuyển mặt cạo công ty phải tốn chừng ấy tiền để trang bị lại. Nhưng nếu sử dụng giải pháp dùng mái che phụ tuy tốn chút công và tăng chi phí mái phụ nhưng lại sử dụng được đến 80% lượng mái cũ được gỡ ra. NT Đăk Tờ Re hiện có 548 ha đang khai thác, nếu trang bị lại sẽ mất khoảng 500 triệu đồng tiền mái che, nhưng sử dụng lại thì công ty không tốn bao nhiêu, chỉ bổ sung chừng 20% hư hao trong quá trình tháo gỡ mái che để chuyển mặt cạo”, anh Ninh phân tích.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Go Top